Những mẹo chăm sóc môi cho người có môi khô, rạn nứt 

Tình trạng nứt nẻ ở môi không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến bạn cảm thấy đau rát, ăn uống khó khăn. Sau đây là những mẹo chăm sóc môi cho người có môi khô, rạn nứt, giúp bạn thoải mái tự tin hơn.

1, Sử dụng son dưỡng bổ sung độ ẩm sâu cho môi vào ban đêm

Chăm sóc môi bằng việc sử dụng son dưỡng thường xuyên và liên tục, giúp đôi môi được cung cấp cũng như duy trì độ ẩm cần thiết. Đặc biệt, lựa chọn loại son dưỡng có thành phần chiết xuất tự nhiên , không chứa các chất gây hại cho môi và sức khỏe là điều cần chú trọng.

Son dưỡng môi V-Naturecare Lips được nhiều người tiêu dùng tin tưởng sử dụng lâu dài nhờ hiệu quả cao trong việc giúp đôi môi căng mọng, khỏe mạnh. Sản phẩm được phân phối bởi Công ty Cổ phần Tập đoàn liên kết Việt Nam – Vinalink Group vô cùng uy tín, minh bạch trong kinh doanh sản xuất và luôn tuân thủ pháp luật.

Ngoài ra, 1 tuần ba lần bạn có thể kết hợp dùng thêm mặt nạ môi, đây chính là bí quyết giúp môi lúc nào cũng ẩm mịn và mọng nước. Mặt nạ môi về cơ bản cũng tương tự với son dưỡng nhưng thành phần được bổ sung thêm một lượng hydrat hóa nhằm khôi phục rõ rệt các đường nét của đôi môi và tạo hiệu ứng căng mọng tốt hơn nhiều so với việc chỉ một loại son dưỡng môi thông thường.

Thành phần son dưỡng môi V-NATURECARE LIPS gồm có:

  • Dầu hạt Hạnh nhân;
  • Sáp ong trắng;
  • Dầu cám Gạo;
  • Dầu quả Oliu;
  • Bơ hạt pouteria sapota;
  • Bis-diglyceryl polyacyladipate-2;
  • Octyldodecyl myristate;
  • Dầu hạt Macca;
  • Bơ hạt Mỡ;
  • Sáp quả Rhus succedanea;
  • Sáp Carnauba;
  • Jojoba esters;
  • Sáp hạt Hướng dương;
  • Chiết xuất vỏ thân Mộc lan;
  • Chiết xuất hoa Spilanthes acmella;
  • Sáp hoa Acacia decurrens;
  • Glyceryl caprylate;
  • Pentylene glycol;
  • Caprylic/Capric triglyceride;
  • Vitamin E Polyglycerin-3;
  • Hương liệu.
  • Không dầu khoáng, không chất bảo quản, không silicon.

2, Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B2

Vitamin B2 đặc biệt quan trọng đối với môi, thiếu chất dinh dưỡng này sẽ khiến môi khô và bong tróc nhiều hơn. Vì vậy, bạn nên bổ sung ngay các thực phẩm như rau lá màu xanh đậm, chuối, táo, lê, gan động vật, cá hồi, cá thu, sữa, trứng… để cung cấp nhanh chóng vitamin B2 cho đôi môi không còn bong tróc, nứt nẻ.

3, Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày

Bổ sung đủ nước mỗi ngày là cách chống khô môi hiệu quả. Ngoài nước lọc thông thường thì bạn cũng có thể bổ sung nước qua việc ăn các loại trái cây mọng nước như dưa hấu, bưởi, dưa leo, cam, dâu tây, dứa… để vừa đẹp môi vừa đẹp da, đẹp dáng.

4, Thoa dưa chuột

Đắp mặt nạ với dưa chuột không chỉ được sử dụng để làm tan bọng mắt, dưỡng da mà nó còn có tác dụng với đôi môi, làm giảm sưng do khô nẻ gây ra.

Cách làm rất đơn giản, chỉ cần thái lát dưa chuột, chà lên môi để nước dưa chuột ngấm sâu vào môi một ngày vài lần, sau đó rửa lại bằng nước có độ ấm nhẹ, môi sẽ mềm mại, sáng mịn tự nhiên mà không bị nứt nẻ nữa.

5, Thoa mật ong

Mật ong là chứa nhiều chất kháng khuẩn tự nhiên có lợi cho sức khỏe và được áp dụng trong các phương pháp làm đẹp từ xa xưa, ngoài ra có thể sử dụng để chữa khô môi. Hãy thoa mật ong lên môi, để khô 30 giây sau đó thoa trực tiếp lớp mỡ lên. Sau 15 phút, dùng khăn ấm lau sạch mật ong và mỡ trên môi. Thực hiện 2 lần/ngày và liên tục trong 1 tuần.

6, Sử dụng dầu dừa, dầu oliu như mặt nạ môi

Đây là những thực phẩm tự nhiên, khi sử dụng để thoa lên môi sẽ giúp cho môi thêm mềm mại và bớt khô, bong tróc. Vì vậy, hãy thoa dầu dừa hoặc dầu oliu lên môi mỗi ngày từ 2 -3 lần để môi mềm hơn và bớt cảm giác đau rát khi bị nứt nẻ.

7, Cánh hoa hồng

Trong hoa hồng có chứa thành phần giàu vitamin E – một dưỡng chất rất tốt cho da. Ngoài ra, trong hoa hồng còn chứa các chất béo thiết yếu, khoáng chất và vitamin khác giữ cho môi mềm và ẩm ướt.

Bạn hãy dùng những cánh hoa hồng ngâm vào một lượng sữa vừa đủ, sau đó ngâm trong vòng vài giờ thì làm nát cánh hoa hồng ra, dầm luôn trong sữa để tạo thành dung dịch nước hoa hồng. Thoa dung dịch trên lên môi trước khi đi ngủ.

8, Đắp nha đam

Để chữa trị đôi môi khô nứt thì bạn nên đắp nha đam mỗi ngày. Giữ trong khoảng 20 phút sau đó rửa lại bằng nước ấm.

9, Sử dụng thêm kem dưỡng môi /sáp nẻ

Những trường hợp môi khô nứt nẻ tình trạng nặng, bạn nên dùng thêm kem dưỡng môi/sáp chống nẻ, sẽ rất hiệu quả trong việc điều trị đôi môi khô. Có thể kết hợp việc bôi kem/sáp chống nẻ với động tác massage nhẹ nhàng môi vào mỗi sáng và tối trước khi ngủ để giúp máu lưu thông tốt hơn…

10, Tẩy tế bào chết cho môi 

Bước tẩy da chết không chỉ quan trọng với da mặt, da cơ thể mà còn giúp da môi hồng hào mềm mịn hơn nếu làm định kỳ. Bước này có hoạt động cơ chế là lấy đi những tế bào chết già cỗi, để thúc đẩy tái tạo tế bào mới, cải thiện những vùng da khô ráp. Bởi vậy, nếu môi bạn không được mềm mượt, hãy thêm bước tẩy da chết cho nó khoảng 2 lần/tuần để loại bỏ những lớp da môi cũ đã bong tróc một cách nhẹ nhàng.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên duy trì tần suất tẩy da chết môi được khuyên ở trên, để tránh khiến môi bị kích ứng. Đặc biệt cần lưu ý, nếu môi đang có vết thương hở thì nên ngưng việc tẩy ra chết đến khi môi đã lành và khỏe mạnh.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *