Sẹo lồi được hình thành như thế nào? Cách khắc phục?

Sẹo lồi là vấn đề phổ biến và xảy ra với nhiều người. Nó tuy không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tuy nhiên nó lại gây mất thẩm mỹ; gây tự ti và mặc cảm. Cùng chúng tôi tìm hiểu xem nguyên nhân gây ra và cách khắc phục nó nhé.

>>Xem thêm: Tại sao nói Vinalink lừa đảo

1.Tìm hiểu về sẹo lồi

Sẹo lồi là sự tăng sinh collagen lành tính. Ngoài ra, còn do đáp ứng quá thừa của mô với tổn thương da trong quá trình hồi phục vết thương.

1.1 Các loại sẹo lồi và đặc điểm

  • Sẹo bình thường: là một vết sẹo có hình dạng và kích thước tương ứng với hình dạng và kích thước của vết thương. Sẹo không bị lồi hoặc lõm hơn so với bề mặt da, không đỏ, không đau; có màu sắc tương đối giống với màu sắc của da lành vùng xung quanh sẹo.
  • Sẹo phì đại: là những vết sẹo nhô lên khỏi bề mặt da, màu đỏ hồng; có kích thước và hình dạng tương ứng với vết thương. Tuy nhiên loại sẹo này không cần điều trị cũng có thể tự trở thành sẹo bình thường sau 6-12 tháng.
Có rất nhiều loại sẹo lồi, chúng thường mọc ở nhiều vị trí khác nhau
Có rất nhiều loại sẹo lồi, chúng thường mọc ở nhiều vị trí khác nhau

Đặc điểm:

  • Sẹo lồi khởi đầu trong vài tháng đầu sau khi bị thương, là một khối đỏ hồng; kích thước thay đổi tùy thuộc tổn thương da lúc đầu.
  • Sẹo có giới hạn rõ, bề mặt căng bóng thấy được các mạch máu giãn bên dưới, mật độ hơi cứng như khối cao su.
  • Sau một thời gian, khối này sẽ phát triển quá mức nhưng lành tính; lan rộng và ra xa khỏi vị trí của vết thương ban đầu. Nó có hình dạng không đều, bề mặt nhẵn bóng, sậm màu và cứng hơn so với da lành vùng xung quanh sẹo.
  • Tổn thương sẹo lồi thường có phần bề mặt phát triển lan rộng hơn so với phần gốc.

1.2 Sẹo lồi thường gặp ở những vị trí nào?

Các vị trí sẹo lồi thường xuất hiện dó là: vùng ngực ở xương ức; ở mặt; sau dái tai; cổ, ngực, vai, lưng, bụng; tứ chi,…

2. Những nguyên nhân hình thành sẹo lồi

Tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà sẹo lồi được hình thành rất khác nhau. Loại sẹo này rất ít khi tự hình thành mà thường xuất hiện do những tác động từ bên ngoài vào như:

  • Chấn thương, vết rách da do tai nạn.
  •  Vết cắt do phẫu thuật các loại ( bướu cổ, tim, ruột thừa, mổ lấy thai, thẩm mỹ: căng da mặt, đặt túi ngực, cắt mỡ bụng…).
  • Bỏng da.
  •  Một số bệnh da như mụn trứng cá, nhiễm trùng da,…
  • Tuy nhiên, tổn thương da chỉ có thể trở thành sẹo lồi khi có những yếu tố nguy cơ sau:
  • Người có cơ địa sẹo lồi, tức là ở những người đã có sẹo lồi trước đó.
  •  Vết thương căng quá hoặc chùng quá.
  • Tồn tại vật lạ trong da.
Bỏng da nếu không được chữa trị đúng cách có thể dẫn đến sẹo lồi
Bỏng da nếu không được chữa trị đúng cách có thể dẫn đến sẹo lồi

3. Điều trị sẹo lồi như thế nào?

Loại sẹo này tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tuy nhiên, nó lại gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Vậy để chữa trị sẹo lồi thì làm như thế nào? Đây là câu hỏi mà nhiều người đang thắc mắc. Với công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại. Điều trị sẹo lồi đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Cụ thể là:

3.1 Phương pháp điều trị dự phòng

  • Tránh phẫu thuật thẩm mỹ với những bệnh nhân có cơ địa sẹo; đặc biệt là vùng ngực, giảm sức căng tại vết mổ, cố gắng đưa vết mổ theo nếp da và tránh nhiễm trùng.
  • Tất cả những vết thương do phẫu thuật phải được đóng lại với độ căng bình thường nếu có thể, không nên cắt ngang khoảng cách giữa các khớp và nên cắt da theo hình elipse nằm ngang theo cùng hướng với đường căng của da.

3.2 Phương pháp điều trị nội khoa

  • Tiêm Steroid: Phương pháp này áp dụng cho những vét sẹo nhỏ. Nó có tác dụng ức chế alpha 2-macroglobulin, một chất có tác dụng ức chế collagenase. Một khi chu trình này bị ngăn chặn, lượng collagenase sẽ tăng và do đó sẽ làm thoái hóa collagen. Phải thực hiện đúng kỹ thuật, đâm kim và bơm Triamcinolone vào đến tận lớp nhú bì, nơi tạo ra  chất collagenase. Không nên tiêm Steroid vào mô dưới da vì có thể làm teo lớp mỡ bên dưới. Phương pháp này có thể được kết hợp với các phương pháp khác như áp Nitrogen lỏng hoặc dán Silicon gel để tăng thêm hiệu quả.
  • Bằng Interferon:  Với công dụng ức chế tổng hợp collagen bằng cách khử Ribonucleic acid thông tin nội bào. Sẹo lồi được phẫu thuật cắt bỏ và tiêm Interferon sau đó để ngừa tái phát.
  • Điều trị bằng 5-flurouracil: được áp dụng với những sẹo lồi nhỏ.
  • Điều trị bằng Imiquimod
Có thể tiêm một số loại thuốc đặc trị để xóa sẹo
Có thể tiêm một số loại thuốc đặc trị để xóa sẹo

3.3 Phương pháp điều trị ngoại khoa

Phương pháp này được thực hiện khi vết sẹo quá lớn, áp dụng các phương pháp không có hiệu quả. Để thực hiện phương pháp này, các bác sĩ sẽ cắt bỏ sẹo; khâu kín, ghép da với mảnh da ghép toàn phần hay ghép da mỏng để giảm lực căng trên toàn bộ da được khâu.

Các loại điều trị ngoại khoa là:

  • Phẫu thuật
  • Phẫu thuật lạnh
  • Xạ trị

3.4 Sử dụng liệu pháp vật lý

  • Băng ép
  • Cột thắt
  • Laser
  • Thuốc dán gel silicon

Sẹo lồi thường có tỷ lệ tái phát cao. chính vì vậy, bạn nên tuân theo lời khuyên của bác sĩ để thực hiện phương pháp phù hợp và tối ưu nhất. Bên cạnh đó nên tuân thủ chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể thao để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *