Sẹo rỗ là gì? Cách điều trị sẹo rỗ an toàn, hiệu quả

Sẹo rỗ là loại bệnh không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ. Điều này vô hình chung làm người bệnh mặc cảm, tự ti. Vậy có những loại rỗ nào và phương pháp điều trị ra sao; thì mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

>>Xem thêm: Vinalink lừa đảo– chuyện này có thật không?

1. Thế nào là sẹo rỗ?

Sẹo rỗ là các tế bào sợi của da bị đứt gãy hoặc thoái hóa, làm cấu trúc da thay đổi. Những mô đứt gãy và thoái hóa không được phục hồi hoặc thay thế; dẫn đến vùng da tại vết thương hình thành vết lõm.

Sẹo rỗ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ của người bệnh
Sẹo rỗ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ của người bệnh

2. Có những loại sẹo rỗ nào?

Mặc dù đều gọi chung là sẹo rỗ nhưng chúng lại có hình dạng khác nhau. Bạn cần xác định là mình thuộc loại rỗ nào để có phương pháp khắc phục và điều trị phù hợp.

Có hai cách để phân loại sẹo đó là:

2.1 Phân loại theo hình dạng của sẹo:

– Loại hình chân đá nhọn:

  • Cấu trúc nhận dạng: Sẹo có dạng lỗ sâu, hẹp, giống như có vật nhọn đâm mạnh vào da. Sẹo thường có đường kính không quá 2mm và sâu hơn 0.5 mm, dễ bị hiểu nhầm thành tình trạng lỗ chân lông to.
  • Nguyên nhân hình thành: Do những tổn thương sâu của hệ thống collagen ở vùng trung bì, do mụn bọc hoặc mụn nang lây nhiễm, làm phá hủy lỗ chân lông.

– Loại sẹo chân hình vuông:

  • Cấu trúc nhận dạng: là dạng sẹo hố lõm, có chân vuông, đáy hố tương đối bằng và nông. Có góc cạnh thẳng đứng, đường kính từ 2mm – 4mm và sâu khoảng 1.5mm.
  • Nguyên nhân hình thành: Hình thành sau quá trình thiếu hụt collagen liên kết da khi tổn thương, do thủy đậu hoặc tác nhân bên ngoài gây ra.

– Sẹo hình lượn sóng:

  • Cấu trúc nhận dạng: Sẹo lõm xuống theo dạng hố tròn và tương đối sâu. Sẹo có hình dạng giống như những vết lượn sóng.
  • Nguyên nhân hình thành: Các tế bào tại vị trí mụn viêm bị hoại tử (do thời gian điều trị mụn kéo dài)  không có tế bào thay thế, dẫn đến da lõm xuống và tạo thành mô sẹo. Sẹo được tạo ra từ những tổn thương bên dưới bề mặt da. Tình trạng sẹo có thể nặng hơn do tuổi tác.
Sẹo rỗ được chia thành 3 loại cơ bản
Sẹo rỗ được chia thành 3 loại cơ bản

2.2 Phân loại theo mức độ của sẹo

  • Rỗ nhẹ: Bề mặt da bị rỗ nhẹ, các vết rỗ nhỏ, nhìn từ xa sẽ không thấy rõ. Khi dùng kem nền hoặc kem che khuyết điểm có thể che được hết.
  • Sẹo rỗ trung bình: Các vết sẹo không lớn, không nhỏ, có thể dễ dàng thấy trên bề mặt da. Đặc biệt, nó xuất hiện dày đặt ở hai bên má.
  • Sẹo rỗ nặng: Đây là tình trạng nặng nhất của sẹo, khi đó, các vết lõm lõm sâu trên bề mặt da; làm da sần sùi, thô ráp. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ.

3. Nguyên nhân gây ra

Cũng giống như những loại sẹo khác, sẹo rỗ được hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Do các loại mụn: Các loại mụn có thể làm da xuất hiện các vết rỗ đó là mụn bọc, mụn mủ, mụn đầu đen. Sau khi các vết sẹo này đi qua, sẽ để lại trên bề mặt da những vết lõm từ nông đến sâu. Những vết sẹo này có thể là do quá trình nặn mụn không đúng cách, da bị tổn thương và hình thành sẹo. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hình thành sẹo lõm.
  • Do bệnh đậu mùa: Loại bệnh này còn được gọi là bệnh thủy đậu. Khi đó, da xuất hiện những nốt đỏ mọng nước, dễ vỡ và có thể để lại sẹo nếu không chứa trị đúng cách. Những vết sẹo rỗ từ thủy đậu thường rất lớn và khó chữa lành bằng các biện pháp thông thường.
  • Do bị bỏng: Các vết bỏng làm ảnh hưởng nặng nề cho d. Đặc biệt, những vết bỏng này có đường kính tương đối lớn. Vì vậy rất khó để chữa khỏi hoàn toàn.
Những ai bị thủy đậu đều rất dễ để lại những vết sẹo
Những ai bị thủy đậu đều rất dễ để lại sẹo

4. Các phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả

Có rất nhiều phương pháp để điều trị mụn rỗ hiệu quả, an toàn. Bằng các nguyên liệu tự nhiên hoặc các biện pháp vật lý, tình trạng sẹo có thể được khắc phục.

4.1 Phương pháp điều trị tự nhiên

Phương pháp này được rất nhiều người ưa chuộng bởi giá thành rẻ, tuy nhiên hiệu quả mang lại không cao. Các nguyên liệu tự nhiên thường được sử dụng để điều trị sẹo rỗ tại nhà bao gồm: rau má, nha đam, bột trà xanh, nghệ tươi. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với những người bị rỗ nhẹ, còn rỗ lâu năm không thể điều trị được.

4.2 Sử dụng vitamin E

Từ lâu, ta đã biết vitamin E có tác dụng rất lớn trong việc làm đẹp. Các phương pháp được nhiều người sử dụng là: uống viên vitamin E và bổ sung vitamin E từ thực phẩm hàng ngày. Ngoài ra, có thể sử dụng kết hợp các loại trái cây chứa nhiều vitamin E như kiwi, xoài, cà chua, đu đủ,… Những thực phẩm này không chỉ có tác dụng đẹp da mà còn rất tốt cho cơ thể và sức khỏe.

4.3 Điều trị sẹo rỗ bằng mật ong

Mật ong có tính kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả. Ngoài ra nó còn có tác dụng tái tạo da và giúp làm lành nhanh vết thương. Có thể kết hợp mật ong, sữa tươi và bột nghệ đắp mặt để cải thiện tình trạng da.

4.4 Điều trị rỗ bằng dầu dừa

Cách điều trị sẹo rỗ bằng dầu dừa chỉ tác động lên trên bề mặt da, để các dưỡng chất có trong dầu dừa thẩm thấu vào da. Bằng cách sử dụng dầu dừa nguyên chất, dầu dừa kết hợp với trà xanh, dầu dừa kết hợp với bơ. Tuy nhiên, không phải cơ địa hay tất cả loại da điều thích hợp sử dụng dầu dừa, nên bạn cần cân nhắc trước khi sử dụng.

Nhiều người thường lựa chọn dầu dừa để trị mụn rỗ
Nhiều người thường lựa chọn dầu dừa để trị mụn rỗ

4.5 Điều trị bằng các phương pháp hiện đại

Đối với những người bị rỗ lâu năm, sử dụng các phương pháp điều trị tự nhiên không thể chữa khỏi được. Vì vậy, phương pháp tối ưu nhất là sử dụng các công nghệ làm đẹp:

  • Phương pháp cà da mặt
  • Phương pháp tăng sinh collagen
  • Phương pháp bóc tách sẹo
  •  Công nghệ Laser Fractional CO2
  • Phương pháp lăn kim
  • Công nghệ Serum Công nghệ Gen 2.0
  • Công nghệ tế bào gốc

Trên đây là những phương pháp điều trị sẹo rỗ hiệu quả và an toàn. Bạn hãy xem mình thuộc loại rỗ nào và có cách điều trị cho phù hợp nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *